Dưới đây là một nghiên cứu được cho là báo cáo chính thức của Chương trình Việt Nam, thuộc Trung tâm Châu Á (ĐH Harvard) gửi cho Thủ tướng Việt Nam trong cuộc gặp ngày 16/1/2008.
Báo cáo này được mở rộng từ một bài viết của Tiến sỹ Kinh tế David Dapice, người đã theo dõi Việt Nam trong nhiều năm và là người thường phát biểu rất thẳng thắn trên báo chí VN. Vì độc giả của nó là các nhà làm chính sách, ngôn ngữ của bài viết rất dễ hiểu và các nhận định đôi khi thiếu chứng minh chặt chẽ. Như thông lệ với các báo cáo tư vấn chính sách cấp cao, báo cáo này dường như chưa (và sẽ không) được công bố toàn văn. Có lẽ người đưa toàn văn lên mạng đầu tiên là anh Nguyễn Hữu Vinh. Cảm ơn các tác giả và người đã đưa nghiên cứu này lên mạng, để tri thức thực sự là của chung mọi người yêu Việt Nam.
Nghiên cứu này gợi ý hai mô hình tăng trưởng khác nhau, với mức độ thành công rất khác nhau của Đông Nam Á và Đông Á. Các tác giả hàm ý rằng Việt Nam đang đi theo vết xe đổ của các nước Đông Nam Á: giáo dục khủng hoảng, hạ tầng và đô thị yếu, bất bình đẳng gia tăng, hệ thống tài chính-ngân hàng không minh bạch, nhà nước yếu. Nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân cơ bản cho tình trạng này là vì cấu trúc kinh tế đã và đang bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích, được dung dưỡng bởi sự thiếu ý chí cải cách của chính phủ và sự ve vuốt của các nhà tài trợ nước ngoài.
Mấy nhận xét ban đầu:
1. Sau một loạt các thành tích kinh tế mà VN đạt được trong thời gian qua và cảm giác hưng phấn thái quá, báo cáo này là nhận định tỉnh táo và tổng quát khá hiếm hoi về hiện trạng kinh tế VN và hướng đi của nó.
2. Tuy hầu hết các ý kiến đã được các tác giả đề cập từ một vài năm nay, nhưng báo cáo này làm cho các cụm vấn đề trở nên rõ ràng và gắn kết hơn hơn khi so sánh VN với con đường Đông Nam Á. Điều này, về mặt phong cách, làm tăng tính “hàn lâm” của bài viết, và dễ thuyết phục chính trị gia hơn. Các tác giả dường như né tránh/không đưa ra logic đằng