1. Sự cần thiết của việc hiện đại hoá mạng lưới khống chế trắc địa ở Việt Nam
Lưới khống chế trắc địa cơ sở thiên văn-trắc địa-vệ tinh của Việt Nam bao gồm hệ thống các điểm trắc địa được đánh dấu bằng các mốc chôn trên mặt đất, vị trí các mốc này được xác định thống nhất trong hệ tọa độ VN-2000. Mạng lưới khống ché trắc địa cơ sở chia thành các cấp hạng, được đo đạc bằng nhiều loại công nghệ khác nhau xây dựng qua nhiều giai đoạn theo nguyên tắc từ tổng thể đến cục bộ, từ độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
Lưới cơ sở tọa độ Quốc gia của Việt Nam hiện nay là lưới tọa độ không gian 3 chiều dựa trên cơ sở lưới GPS cấp “0”. Mạng lưới đã được đưa về hệ quy chiếu quốc gia là Ellipxoid quy chiếu WGS-84 được định vị phù hợp ở Việt Nam. Lưới GPS cấp “0” đã được nối với lưới trắc địa IGS quốc tế (được đưa về hệ quy chiếu quốc tế WGS-84). Như vậy hệ tọa độ Nhà nước VN-2000 đã đáp ứng được các yêu cầu mang tính lịch sử trong giai đoạn này đó là thống nhất việc sử dụng hệ tọa độ, hệ độ cao trong cả nước đóng vai trò to lớn phục vụ các lĩnh vực phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh-quốc phòng và các nhu cầu dân sự về thông tin trắc địa và bản đồ.
Ngay sau khi thống nhất được Hệ quy chiếu quốc tế (dạng tĩnh) WGS-84 vào năm 1984, cộng đồng trắc địa quốc tế đã bước ngay vào nghiên cứu và xác định hệ quy chiếu động của trái đất. Đó là một hệ quy chiếu tọa độ có các tham số biến đổi theo thời gian, có tên gọi là hệ ITRF (International Terrestrial Reference Frame). Trên thực tế hiện nay, mỗi năm hệ này có giá trị