ThS. Huỳnh Đức Trường
NCS ĐH Kinh tế TP.HCM
Trong hoạt động kinh doanh, về lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp quan tâm đến 2 vấn đề cơ bản là tối đa giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp trên thị trường cho cổ đông và quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua cấu trúc vốn (Capital structure). Trong những năm cuối 1970, nhất là từ 1985 tại Mỹ cùng với sự phát triển bùng nỗ của ngân hàng, tài trợ cấu trúc (Structured Finance) - một khu vực tài chính được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn hoạt động tài chính của ngân hàng, doanh nghiệp rất phát triển và mang lại hiệu quả to lớn.
Tài trợ cấu trúc là gì?
Tài trợ cấu trúc là thuật ngữ bao gồm một phạm vi rất rộng và có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau, nó được sử dụng để chỉ một khu vực tài chính được tạo lập để giúp chuyển giao rủi ro bằng các sử dụng các tổ chức công ty hoặc tổ chức pháp lý phức tạp như SPV/SPE (Special Purpose Vehicles/Entities, tạm dịch là tổ chức tài chính chuyên biệt) và SIV (Structure Investment Vehicles, tạm dịch là tổ chức đầu tư cấu trúc).
Theo nghĩa rộng, tài trợ cấu trúc bao gồm: chứng khoán hóa (Securitization); các sản phẩm phái sinh lãi suất (Interest rate derivatives như là options, caps và floors); các sản phẩm phái sinh tín dụng (Credit derivatives như là hoán đổi tài sản: asset swaps và hoán đổi tổng lợi nhuận: total return swaps); các cấu trúc huy động vốn được chứng khoán và lai tạp ( Securitized and synthetic funding structures); các nghĩa vụ nợ thế chấp tiền mặt và lai tạp (Cash and synthetic collateralized debt obligations: CDOs); kỳ phiếu cấu trúc và kỳ phiếu liên kết tín dụng (Credit-linked notes and structured notes); các giao dịch thuê tài chính phức hợp (Complex leasing transactions); tài trợ các dự án lớn (Project financing).1
Trong phạm vi bài này sẽ trình bày một số vấn đề chung về chứng khoán hóa, qui trình cơ bản chứng khoán hóa, chứng khoán đảm bảo bằng cho vay thế chấp bất