Phần 1: LOGISTICS & TẦM QUAN TRỌNG CỦA LOGISTICS:
1. Logistics:
“Logistics là quá trình tối ưu hóa về địa điểm và thời điểm, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng qua các khâu sản xuất phân phối cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế. (GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân Quản trị Logistics – NXB Thống kê 2006).
2. Tầm quan trọng của Logistics trên thế giới:
Hệ thống Logistics góp một phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trên cả thế giới thông qua việc lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau.
Qua đó đã góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra.
Bên cạnh đó hệ thống Logistics còn góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế trên thế giới bởi mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau.
Hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời.
Phần 2: CHỈ SỐ LPI:
1. Tổng quan về LPI:
Logistics quan trọng đối sự phát triển của nền kinh tế toàn thế giới, và để biết năng lực Logistics của mỗi quốc gia trên thế giới người ta sử dụng chỉ tiêu LPI tức là Logistics performance index. Đây là chỉ số do ngân hàng World Bank đưa ra dùng để xếp hạng và công bố tại tại Washington, Hoa Kỳ.
Vào năm 2007, lần đầu tiên Ngân hàng thế giới (The World Bank) công bố báo cáo về chỉ số LPI của các quốc gia trên thế giới. Báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh: ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu” (Connecting to compete: trade logistics in the global economy) được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của những người