ThS. Bùi Duy Phú
1. Xây dựng mô hình hệ số nhân tiền Về phương diện tổng quát, vấn đề cung tiền như là kết quả của tiền cơ sở, tỷ lệ tiền mặt, tỷ lệ dự trữ và tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn đã được nhiều nghiên cứu khác nhau đề cập đến. Mô hình xác định hệ số nhân tiền m1 và m2 liên quan tới khối lượng tiền cung ứng M1 và M2 đã được xây dựng ([1]). Trong các công thức đó chưa cho thấy khả năng dịch chuyển thay đổi của các khoản nợ từ dạng này sang dạng khác (tức là từ tiền gửi có kỳ hạn sang tiền gửi không kỳ hạn và ngược lại). Đồng thời lượng tiền dự trữ vượt trội của các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng chưa được phản ánh trong các mô hình. Từ đó, đòi hỏi chúng ta xây dựng một mô hình hoàn chỉnh hơn. Một số yếu tố cần thiết trong việc xác định hệ số nhân tiền. Thứ nhất, chúng ta bám sát M1 để phân tích vì tiền hẹp bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn (ở các NHTM) và các khoản nợ khác. Thứ hai, chúng ta đưa ra “tính khả dụng” hơn là khái niệm “mức độ” của tiền cơ sở (tiền có quyền lực cao) cho phân tích cung tiền. Chúng ta đi từ tính có quyền lực cao (High Powered Money) của lượng tiền dự trữ (tiền cơ sở) theo luật định của các NHTM đến tính khả dụng (Disposable High Powered Money) của nó (chúng ta ký hiệu là DH: tiền cơ sở khả dụng hay tiền có quyền lực cao khả dụng). Thứ ba, khi các NHTM đòi hỏi được nắm giữ lượng dự trữ, một phần của tiền cơ sở sẽ bị phong toả. Từ đó, chúng ta đưa tỷ lệ dự trữ vượt trội mà các NHTM nắm giữ vào trong mô hình để xem xét tác động của tỷ lệ này. Thứ tư, chúng ta xem xét thành phần “các khoản tiền gửi khác” trong hệ thống ngân hàng như là một thực thể riêng biệt trong phân tích cung tiền. Mô hình hệ số nhân tiền của cung tiền có thể xuất phát từ tính khả dụng của tiền cơ sở. Khi đó, cung của tiền cơ sở khả dụng (DHS) được xác định DHd = Cd + ERd + ODd, trong đó ER là dự trữ vượt trội (Excess Reserves) của các